Hội thi tiếng hát

 
          Từ đầu thế kỷ XIX âm nhạc chuyên nghiệp ở Nam Bộ rất phát triển. Nền văn hóa tinh thần của người Việt trên đất Nam Bộ kế thừa truyền thống âm nhạc dân gian và phát triển nhanh trở thành âm nhạc chuyên nghiệp.Nhất là sau khi nhạc cung đình  nhà Nguyễn có yếu tố co hẹp lại, các quy mô dàn nhạc lớn cũng giảm dần. Các nhạc công triều Nguyễn đã về đất Nam Bộ sinh cơ lập nghiệp, tiếp tục bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống của dân tộc.  Họ trở thành các thầy đờn,  tuy không phải là quy mô theo hệ thống trường lớp tuy nhiên các thầy đờn  lại truyền thụ âm nhạc theo phương pháp  bác học và truyền nghề  nổi lên là “ca nhạc tài tử ”. Ca nhạc Tài Tử là một bộ phận của loại hình âm nhạc chuyên nghiệp  nói trên. Họ kế thừa từ nhạc cung đình thuộc nhóm tiểu nhạc và Ca Huế. Các nghệ nhân cả thầy lẫn trò, lập nên những nhóm ca nhạc với số người không đông lắm, sinh hoạt âm nhạc theo lối tri âm tri kỷ. Phong trào “đờn cây” phát triển rầm rộ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó theo các tác giả Nam Bộ (như Vương Hồng Sển) sinh hoạt âm nhạc trong dân gian chỉ có dàn nhạc lễ gồm hai thành phần: phe văn và phe võ. Phe võ chủ yếu là các nhạc khí bộ gõ (trống, thanh la não bạt…) và cây kèn. Phe văn chủ yếu là các đàn cây (cò, gáo) thêm ống sáo và song  lang. Dàn nhạc lễ (tổng hợp) chỉ được dịp sử dụng trong các dịp Quan Hôn Tang Tế, thường nhất là Tang và Tế (cha già, mẹ héo, tế Đình, vào Đám…). Ở những lễ nhỏ hơn như Tân gia, Thôi nôi, Mừng thọ,… gia chủ thường chỉ  mời phe văn nghĩa là nhóm “đàn cây” đến gọi là giúp vui. Do mục đích chơi nhạc trước một đối tượng không phải là những “dân sành điệu” một yêu cầu nẩy sinh là phải có “ca” chứ không thể chỉ có đờn. Thế là có chuyện đặt lời cho các điệu nhạc lễ vốn là khí nhạc thuần tuý. Rồi ca “Xàng xê, long ngâm, bài hạ” dần dần trở nên quen thuộc đối với quần chúng. Mặc khác do đến đây  không phải làm nghề “nhạc lễ”, họ chơi lấy vui, họ chơi “Tài tử”. Có lẽ chữ “Tài Tử” bắt nguồn từ đó. Ca nhạc tài tử mang tính chất thính phòng, lúc đầu là những cuộc sinh hoạt trong gia đình, nhưng chẳng bao lâu sau đã phát triển rộng ra từ những ngày giỗ Tết họ hàng, đến đám cưới,  đám hỏi trong làng xóm và rộng hơn là những ngày lễ hội. Ca nhạc tài tử được quần chúng rất ưa thích vì tính chất bình dân, giản dị, dễ thuộc dễ nhớ, nhưng không vì thế mà kém tính chất nghệ thuật, đó chính là yếu tố làm cho ca nhạc tài tử phát triển nhanh trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.
          Sự lưu truyền từ đời này qua đời kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến đầu giữa thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghệ nhân  ca nhạc tài tử giỏi và nổi tiếng, tiêu biểu như: ông Nguyễn Tống Triều (Mỹ Tho); Thầy Năm Tú (Mỹ Tho); Ông ba Đại và Ông Cao Huỳnh Diêu, Cao Huỳnh Cư (Sài Gòn – Chợ Lớn); Ông Phan Đăng Đàn và Nhạc Khị (Bạc Liêu); Ông Phó Định (Vĩnh Long)
          Quá trình hình thành và phát triển ca nhạc tài tử cùng với sự cách tân sáng tạo đã hình thành phong cách âm nhạc tài tử Nam Bộ, do sáng tạo trong kỹ thuật hát và diễn tấu như: nhấn, vỗ, mổ, rung… để tạo ra hơi (hơi Bắc, hơi Nam…)
          - Hơi Bắc: mang tính chất âm nhạc trong sáng, vui khỏe.
          - Hơi Nam: Giàu tính diễn tả và đa dạng, vì thế “hơi Nam” có nhiều loại khác nhau như : Hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo…
          Những bài bản cũng được phân chia thành thể loại theo hơi:
          + Các bản Bắc: Tây Thi, Cổ Bản, Lưu Thủy trường, Phú Lục, Bình bán chấn, Kim Tiền, Xuân Phong, Tẩu mã, Tam pháp nhập môn, Khổng Minh tọa lầu, Mẫu tầm tử.
          + Các bản Nam như: Nam Xuân,  Nam Ai, Nam Đảo (Ngũ cung đảo)
          + Các bản Oán như: Tứ đại oán, Phụng cầu, Phụng hoàng, Giang Nam tửu khúc.
 
Bài viết: Nhạc sĩ Võ Thế Nam, Nguyên phó trưởng PCTCT            
 
 
Mời các bạn tham gia
                    CÂU LẠC BỘ ĐỜN CA TÀI TỬ 
                    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
      Đến với CLB, các bạn sẽ được hướng dẫn trực tiếp 
    các bài vọng cổ và các bản vắn trong Đờn ca Tài tử.
                    Địa điểm: Hội trường Rùa.

Hội thi Tiếng hát, Tài năng nghệ thuật ĐHCT-Năm 2020

Tiêu điểm

Phim tư liệu về Trường Đại học Cần Thơ

Số lượt truy cập

184095
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
71
1046
4339
184095

Hội thi tiếng hát

Phòng Công Tác Chính Trị - Trường Đại Học Cần Thơ
Lầu 3 - Nhà Điều hành (Khu II), đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện Thoại: 0292.3830302.